Cây nứa là gì? Đặc điểm của cây nứa

Khi bạn dùng từ ghép tre, trúc là muốn chỉ chung tất cả các loài Tre, Trúc, Nứa, Vầu, Giang… trong họ phụ này. Cây Tre là tên thuần Việt, Trúc là tên Hán Việt. Sổ sách Trung Quốc gọi chung tất cả các loài Tre có thân mọc theo cụm, hay thân mọc phân tán và thân mọc phức hợp là Trúc. Để ám chỉ loại Trúc cụ thể nào đó, người Trung Quốc chỉ thêm 1 tính từ ở trước từ “Trúc” để gọi là cúc trúc hay tre gai, khổ trúc hay vầu trắng, bạc trúc hay nứa, điền trúc hay mai, lục trúc, mao trúc, phương trúc…

Cây nứa là gì ? cây nứa là cây gì

Theo cách gọi phổ thông của nhiều người dân Việt Nam hiện nay là từ tre để chỉ chung các loài cây có thân mọc cụm, vách thân khí sinh dày, còn từ nứa là để gọi chung các cây có thân mọc cụm nhưng lại vách thân khí sinh mỏng, từ trúc phần lớn chỉ những loài có thân khí sinh mọc tản như cây: trúc sào, trúc cần câu, trúc quân tử. Vì thế để cho chính xác từng loại vẫn phải kèm theo tên Latinh và các tên địa phương khác nhau để tiện cho việc tra cứu.

Cây nứa tiếng anh là gì?

  • “Bamboo”

Cây nứa mọc ở đâu?

Trên thế giới họ phụ Tre -Trúc có tới1200 loài và 70 chi, được phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới, á nhiệt đới hoặc một số ít loài phân bố ở vùng ôn đới và hàn đới.
Theo Chu Phượng Thuần, Tre – Trúc thế giới có thể chia làm ba vùng:

  • Châu Á – Thái bình dương.
  • Châu Mỹ.
  • Châu Phi.

Tại Việt Nam, theo kết quả tổng kiểm kê rừng toàn quốc có 1.492.000ha và phân bố chủ yếu ở các tỉnh như Lâm Đồng Kon Tum, Nghệ An, Thanh Hoá, Đắc Lắc.
Theo Phạm Hoàng Hộ thì nước ta đã liệt kê được 23 chi trong 121 loài tre trúc. Đa phần các loài tre – trúc ở nước ta là những loài có thân khí sinh mọc cụm, một số ít loài có thân mọc tản chỉ ở 1 số tỉnh Miền Bắc như trúc sào, trúc cần phần lớn trúc sào, trúc cần câu là loài gây trồng.

Đặc điểm hình thái của cây nứa

  • Thân thẳng cao khoảng 10 m -15 m, đường kính 4 – 6 cm.
  • Có lóng và đốt, lóng dài 20 – 40 cm, đặc biệt dài 70 cm.
  • Thân lá, bẹ mo  và có nhiều lông silic màu vàng.
  • Hoa thành chùm nhỏ bao hoa không phát triển.

Trong thực tế có 2 nhóm chính:
1) Nứa ngộ hay nứa lá to có lá rộng 5 cm, dài 14 cm, đường kính thân cây 10 cm.
2) Nứa lá nhỏ căn cứ vào đường kính phân ra nứa 5cm, nứa 7 cm và nứa tép dưới 1 cm. Nứa lá nhỏ phục hồi sau nương rẫy, mọc thuần loài hay hỗn giao với cây ưa sáng như ba soi, bồ đề, bông gạc, chẹo..

Công dụng của cây nứa hàng ngày

Trong rừng nứa đất thường ẩm, về sau bị cát hoá. Nứa có nhiều công dụng: đan rổ, rá, cót, làm phao, bè mảng, dụng cụ đánh cá, nguyên liệu giấy (loại sợi dài) và đặc biệt làm điếu cày
Quý khách có thể xem thêm 1 số mẫu điếu cày làm từ nứa tại đây: Điếu cày nứa Thanh Hóa

hình ảnh chiếc điếu cày nứa
hình ảnh chiếc điếu cày nứa

Nứa thường dễ bị mọt nên người dân phải khai thác vào vụ đông. Sau khi chặt phải ngâm nước hay gác bếp hun khói để dễ bảo quản và được lâu hơn.
Trên đây là những thông tin về cây nứa do shopdieucay.com đã chia sẻ đến các bạn. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên đây của chúng tôi bạn sẽ có thêm nhiều thông tin hơn về cây nứa!

Xem thêm: Cây trúc là gì? Đặc điểm của cây trúc

One thought on “Cây nứa là gì? Đặc điểm của cây nứa

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *